Xây dựng thương hiệu là gì? Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

Đăng bởi admin | 11/05/2022

Việc xây dựng thương hiệu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều rất quan trọng để tăng nhận diện với khách hàng, quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ của mình. Cùng tìm hiểu xây dựng thương hiệu là gì, tầm quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như quy trình và các lưu ý khi thực hiện qua bài viết sau đây.

Xem thêm: 

1. Xây dựng thương hiệu là gì? 

Xây dựng thương hiệu là tạo ra hình ảnh hoặc ý tưởng xuất hiện trong trí nhớ của người dùng về dịch vụ hay sản phẩm của một doanh nghiệp. Vậy bản chất của xây dựng thương hiệu là gì, có những loại nào và dùng công cụ nào để thực hiện?

1.1. Khái niệm

Xây dựng thương hiệu chính là việc tạo ra sức mạnh cho dịch vụ, sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cụ thể hơn, xây dựng thương hiệu là việc giúp cho doanh nghiệp và dịch vụ/ sản phẩm có đặc điểm riêng biệt để tạo thành “chất riêng” định hình trong tâm trí khách hàng.

Các loại thương hiệu phổ biến hiện nay gồm:

  • Thương hiệu cá nhân: Là tất cả các phương diện và yếu tố của cá nhân có thể gây ấn tượng với người khác như nghề nghiệp, tính cách, công việc, ngoại hình, cách đi đứng, giao tiếp, ăn mặc…
  • Thương hiệu công ty: Thương hiệu công ty là tiếng tăm và danh tiếng mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong hoạt động kinh doanh.
  • Thương hiệu sản phẩm: Là những đặc trưng, điểm khác biệt của sản phẩm đó để khách hàng có thể dễ dàng phân biệt với các sản phẩm khác.
  • Thương hiệu chứng nhận: Đây là thương hiệu mà chủ sở hữu cho phép nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình.
  • Thương hiệu riêng: Thương hiệu riêng còn được gọi là nhãn hiệu tư nhân, nhãn hiệu cửa hàng. Đây là hình thức hàng hóa, sản phẩm được sản xuất và bày bán dưới tên của một nhà bán lẻ cụ thể.
Xây dựng thương hiệu là phương pháp giúp tăng nhận diện cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu là phương pháp giúp tăng nhận diện cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng, nhân viên, cổ đông và bên thứ ba. Cụ thể:

  • Đối với khách hàng: Thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhớ tới doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ khi có nhu cầu tiêu dùng. Chính điều này sẽ giúp khách hàng có sự so sánh và phân biệt các sản phẩm tương tự nhau. Từ đó, rút ngắn thời gian mua hàng của họ khi còn phân vân đắn đo giữa cùng 1 sản phẩm, dịch vụ của các công ty khác nhau.
  • Đối với nhân viên/ cổ đông/ bên thứ ba: Kế hoạch xây dựng thương hiệu thành công sẽ tạo thêm danh tiếng cho công ty. Khi danh tiếng công ty được nâng lên sẽ ảnh hưởng tích cực tới đội ngũ nhân viên, cổ đông, nhà đầu tư, nhà phân phối và nhà cung cấp.

1.2. Các công cụ xây dựng thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp sẽ có kế hoạch và sử dụng các công cụ khác nhau để xây dựng thương hiệu của mình. Nhưng nhìn chung, các công cụ chính sử dụng trong việc xây dựng và định hình thương hiệu gồm:

  • Định nghĩa thương hiệu: Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu, giá trị, cam kết của mình.
  • Định vị thương hiệu: Hãy tạo cho doanh nghiệp của mình một câu chuyện riêng biệt và độc đáo.
  • Nhận diện thương hiệu: Thông qua tên gọi, slogan, thiết kế nhận diện hình ảnh (bao gồm thiết kế bảng màu, logo, kiểu chữ,…)
  • Quảng cáo và truyền thông: Có rất nhiều hình thức quảng cáo và truyền thông doanh nghiệp có thể lựa chọn trong chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, quảng cáo ngoài trời (OOH), mạng xã hội, google…
  • Thiết kế sản phẩm và bao bì: Thiết kế bao bì cung cấp cho khách hàng các thông tin, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, hãy chắc chắn thiết kế sản phẩm và bao bì cho doanh nghiệp của bạn ấn tượng và thu hút.
  • Tài trợ và hợp tác: Tài trợ và hợp tác cũng là một trong những cách thức tốt để doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu. Vì khi tài trợ và hợp tác càng phát triển và mở rộng thì càng có nhiều người biết tới thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
  • Trải nghiệm tại cửa hàng: Trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng giúp khách hàng đánh giá chính xác nhất về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Dịch vụ khách hàng: Doanh nghiệp cần thiết lập và thực hiện một mục đích dịch vụ khách hàng phù hợp thương hiệu để đảm bảo các hoạt động mua bán với khách hàng diễn ra thông suốt.
  • Chiến lược giá: Các chiến lược giá doanh nghiệp có thể sử dụng trong chiến dịch xây dựng thương hiệu gồm: chiến lược giá tâm lý, chiến lược giá cạnh tranh, chiến lược giá giảm dần, chiến lược giá cộng vào chi phí, chiến lược giá thâm nhập, chiến lược giá linh động, chiến lược giá tối ưu.
Các công cụ xây dựng thương hiệu gồm định nghĩa, định vị và nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì và sản phẩm…

Các công cụ xây dựng thương hiệu gồm định nghĩa, định vị và nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì và sản phẩm…

2. Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu không chỉ đóng vai trò đối với hình ảnh và sự phát triển của doanh nghiệp mà còn mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng.

2.1. Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu mang lại các tác dụng và lợi ích như: Giới  thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu; thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; nâng tầm giá trị doanh nghiệp và vị thế trên thị trường; thu hút đông đảo khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu.

  • Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến với mọi người: Việc xây dựng thương hiệu sử dụng nhiều các kênh truyền thông, quảng cáo và tiếp thị khác nhau nên các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được giới thiệu rộng rãi ở khắp nơi và tới nhiều khách hàng.
  • Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Giá trị khác biệt và độc đáo nhất so với các đối thủ cạnh tranh cũng được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc xây dựng thương hiệu. Đây cũng chính là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp về sau.
  • Nâng tầm giá trị doanh nghiệp và vị thế trên thị trường: Thông qua chiến dịch xây dựng và quảng bá thương hiệu thì hình ảnh, giá trị và vị thế của doanh nghiệp cũng được tăng lên, thuận lợi cho việc thu hút khách hàng và mở rộng thị trường.
  • Thu hút đông đảo khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và doanh thu: Thực tế đã chứng minh, khi 2 doanh nghiệp cùng cung cấp một dòng sản phẩm/dịch vụ tương đương về cả chất lượng và giá thành, nếu doanh nghiệp nào có thương hiệu danh tiếng và uy tín hơn thì sẽ hút khách hàng và có doanh thu tốt hơn.
  • Có định hướng cụ thể về hướng phát triển: Là lãnh đạo của một doanh nghiệp hoặc chỉ đơn giản là một người kinh doanh, chắc chắn bạn biết khách hàng chính là tài sản vô giá. Việc luôn làm hài lòng khách hàng chính là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
  • Khiến nhân viên trong doanh nghiệp tự hào, cống hiến: Khi doanh nghiệp nổi tiếng và được nhiều người biết tới, không chỉ đội ngũ nhân viên có cảm giác tự hào và muốn cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty mà còn dễ dàng thu hút nhân tài tới làm việc.
Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu

Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu

2.2. Đối với khách hàng

Xây dựng thương hiệu mạnh giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp nhanh chóng. Đồng thời, xác định được vị thế của doanh nghiệp cũng như khẳng định giá trị của bản thân mình thông qua việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

  • Nhanh chóng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp: Vì hình ảnh của doanh nghiệp có tần suất xuất hiện liên tục trên các kênh quảng cáo truyền thông, thậm chí còn được lặp đi lặp lại trong thời gian dài nên khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ.
  • Biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: Khi có nhu cầu bất kỳ sản phẩm nào đó nhưng có nhiều doanh nghiệp cung cấp, khách hàng có thể đánh giá so sánh giữa các thương hiệu khác nhau để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với sở thích, nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính của mình.
  • Tin tưởng vào giá trị doanh nghiệp theo đuổi: Sau khi tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp, khách hàng có thể tự mình đưa ra lựa chọn cho quyết định mua sắm hoặc hợp tác.
  • Giá trị của thương hiệu giúp khách hàng khẳng định giá trị cá nhân mình: Việc sở hữu các sản phẩm của những thương hiệu lớn, danh tiếng và uy tín cũng chính là một trong các yếu tố giúp khách hàng khẳng định giá trị và đẳng cấp của mình.
Giúp khách hàng đối chiếu và so sánh các sản phẩm của các doanh nghiệp để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Giúp khách hàng đối chiếu và so sánh các sản phẩm của các doanh nghiệp để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

3. 5 yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu

Có 5 yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu đó là: Tên riêng và Logo doanh nghiệp; triết lý và thông điệp của doanh nghiệp, xây dựng nền tảng online tốt; luôn chú trọng tới giá trị mà sản phẩm/dịch vụ và truyền thông nội bộ tốt. Cụ thể từng yếu tố như sau:

  • Tên riêng và Logo doanh nghiệp: Bộ phận nhận diện thương hiệu (tên riêng và logo) giúp các khách hàng và đối tác có thể nhận biết và hình dung về doanh nghiệp của bạn.  Khi nhắc tới bất kỳ doanh nghiệp nào thì mọi người sẽ nghĩ ngay tới Logo – thể hiện cho tính cách và đặc trưng mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
  • Triết lý và thông điệp của doanh nghiệp: Đây là “kim chỉ nam” cho định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo đó, mỗi doanh nghiệp cần xác định và xây dựng cho mình một triết lý và thông điệp riêng phù hợp với thương hiệu để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
  • Có website riêng, xây dựng nền tảng online tốt: Có website riêng và nền tảng online tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình trên môi trường internet. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp được nhiều thông tin của mình tới khách hàng như giới thiệu rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ mới; các chương trình ưu đãi…
  • Luôn chú trọng tới giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đem lại: Chú trọng vào chất lượng của sản phẩm/dịch vụ do mình cung cấp cũng là cách giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với khách hàng sau mỗi lần sử dụng.
  • Truyền thông nội bộ tốt: Doanh nghiệp cũng cần đưa nền tảng các giá trị và văn hóa của thương hiệu thấm nhuần tất cả các nhân viên và bộ phận trong công ty. Vì đây chính là những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nên hơn ai hết họ chính là người hiểu nhất các giá trị cũng như triết lý của thương hiệu.
Những yếu tố quan trọng cần quan tâm trong chiến dịch nhận diện thương hiệu.

Những yếu tố quan trọng cần quan tâm trong chiến dịch nhận diện thương hiệu.

4. 3 giai đoạn xây dựng thương hiệu

Quy trình xây dựng thương hiệu gồm 3 giai đoạn là xây dựng chiến lược thương hiệu, định hình thương hiệu và tiếp thị thương hiệu. Nắm rõ các việc cần làm và cách triển khai từng giai đoạn sẽ giúp bạn có kế hoạch xây dựng thương hiệu thành công.

4.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng chiến lược thương hiệu là một tập hợp các giải pháp, hướng dẫn, kế hoạch dài hạn để xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược thương hiệu quyết định trực tiếp tới sự thành – bại của chiến dịch xây dựng thương hiệu.

Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu gồm:

  • Đánh giá nội bộ doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần xem xét mục tiêu,  chiến lược kinh doanh tổng thể, chiến lược thị trường cũng như quan điểm cá nhân của đội ngũ quản lý để xây dựng chiến lược hiệu quả.
  • Xác định đối tượng mục tiêu: Có rất nhiều cách để doanh nghiệp xác định được các đối tượng mục tiêu như: thăm dò ý kiến khách hàng, khảo sát thị trường, qua mạng xã hội, qua đối thủ…
  • Nghiên cứu đối tượng: Tác dụng của bước này là giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất về thách thức, nhu cầu và động lực của đối tượng mục tiêu. Các vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm khi nghiên cứu đối tượng mục tiêu đó là: các vấn đề họ quan tâm; cảm nhận của họ về doanh nghiệp, họ có biết sự tồn tại về doanh nghiệp bạn không; họ coi ai là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn.
  • Xác định điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn với đối thủ: Điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn với đối thủ cần đảm bảo 3 tiêu chí là có thật, liên quan đến đối tượng mục tiêu và đã được chứng minh. Lưu ý không nên chọn ra các điểm khác biệt mang tính chất chung chung mà doanh nghiệp nào cũng có, hãy tìm ra sự khác biệt mà chỉ duy nhất doanh nghiệp bạn có để thuyết phục khách hàng.
  • Viết tuyên bố định vị: Đây là lời tuyên bố ngắn gọn về vị trí mà doanh nghiệp mong muốn sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình có thể đạt được trong tâm trí khách hàng. Tuyên bố định vị của doanh nghiệp cần đảm bảo 2 yếu tố là: vị trí của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường và khát vọng của doanh nghiệp muốn đạt được.
  • Điều chỉnh thông điệp phù hợp với các đối tượng khác nhau: Doanh nghiệp nên chia các đối tượng sau đó cá nhân hóa từng thông điệp riêng biệt. Đặc biệt, các thông điệp cần mang lại cảm giác yên tâm và tin tưởng cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Xử lý các tình huống phức tạp về thương hiệu: Khi xây dựng chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như: Thiết lập các sản phẩm phụ, các bộ phận kinh doanh mới, sản phẩm độc lập hay các sub-brand (thương hiệu con) không có mối liên hệ rõ ràng với thương hiệu mẹ. Lúc này, bạn cần dành thời gian nghiên cứu để thiết lập rõ ràng hệ thống phân cấp cũng như mối quan hệ giữa các thương hiệu để tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Xây dựng chiến lược thương hiệu gồm nhiều công việc khác nhau 

Xây dựng chiến lược thương hiệu gồm nhiều công việc khác nhau

4.2. Định hình thương hiệu

Định hình thương hiệu là cách mà doanh nghiệp tạo ra cho mình những nét riêng và độc đáo khác biệt so với các thương hiệu khác. Để định hình thương hiệu trên trị trường, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình bộ nhận diện thương hiệu với các yếu tố: Tên thương hiệu; logo; tagline; bảng màu, văn phong, hình ảnh, giọng nói thương hiệu, danh thiếp, ấn phẩm văn phòng và nhận diện thương hiệu marketing.

Định hình thương hiệu thông qua bộ nhận diện giúp doanh nghiệp định vị được hình ảnh của mình với đối thủ cạnh tranh. Các bước trong giai đoạn định hình thương hiệu gồm:

  • Bản hướng dẫn phong cách và giọng nói thương hiệu: Doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng các hướng dẫn về phong cách thương hiệu (Brand Style). Bên trong có tất cả thông tin cần thiết, giải thích những gì được phép hoặc không, cũng như các cách để tạo nên thương hiệu.

Ngoài ra, một số đơn vị còn xây dựng và phát triển bản hướng dẫn mô tả giọng nói thương hiệu (Brand Voice) để thể hiện tính cách thương hiệu, cũng như định hướng thái độ của người tiêu dùng với thương hiệu.

  • Bản tóm tắt sáng tạo (Creative Brief): Nhờ có bản tóm tắt sáng tạo (Creative Brief) trình bày dưới dạng cô đọng và súc tích nên doanh nghiệp có thể đưa ra chiến dịch xây dựng thương hiệu đúng hướng.
Định hình thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo ra các điểm riêng biệt và độc đáo so với đối thủ.

Định hình thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo ra các điểm riêng biệt và độc đáo so với đối thủ.

4.3. Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu là hình thức quảng cáo cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó. Có hai đối tượng mà doanh nghiệp cần chú trọng quan tâm khi truyền thông/tiếp thị thương hiệu đó là công chúng và nội bộ doanh nghiệp.

  • Truyền thông nội bộ: Việc doanh nghiệp thực hiện truyền thông trong nội bộ công ty giúp các nhân viên có thể hiểu rõ và chính xác về ý nghĩa và định vị thương hiệu của đơn vị mình đang làm việc. Doanh nghiệp có thể tổ chức một cuộc họp, sự kiện, các buổi đào tạo, thậm chí một lễ kỷ niệm để tiếp thị thương hiệu nội bộ.
  • Truyền thông tới công chúng: Có hai cách để doanh nghiệp tiếp thị thương hiệu đến công chúng là: thông cáo báo chí, quay video giới thiệu hoặc giới thiệu từ từ, không phô trương. Trong đó, ưu điểm của cách thứ nhất là tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng nhanh chóng, còn cách thứ 2 lại giúp thương hiệu của doanh nghiệp phát triển một cách tự nhiên, không mang tính áp đặt.
Truyền thông thương hiệu gồm 2 hình thức là nội bộ và công chúng.

Truyền thông thương hiệu gồm 2 hình thức là nội bộ và công chúng.

5. Lưu ý khi xây dựng thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều việc và trải qua nhiều bước hay giai đoạn thực hiện khác nhau. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bước và nắm rõ các lưu ý dưới đây sẽ hỗ trợ bạn có chiến dịch xây dựng thương hiệu thành công như mong muốn:

  • Cần định hướng hình ảnh thương hiệu: Định hướng hình ảnh thương hiệu đúng đắn và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh chính là tiền đề giúp doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận khách hàng. Bởi với đối tác và khách hàng, hình ảnh của thương hiệu giúp họ biết doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực gì, khách hàng là ai, vị thế của doanh nghiệp trên trường hiện nay để đưa ra quyết định hợp tác và mua sắm đúng đắn.
  • Đáp ứng và luôn luôn phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Hãy luôn nhớ rằng, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ chân khách hàng chứ không phải những hình ảnh, thông điệp quảng cáo.
  • Dự trù kinh phí trước khi thực hiện: Trước khi thực hiện bất kỳ chiến dịch xây dựng thương hiệu nào, bạn cần dự trù và xác định mức kinh phí mà doanh nghiệp bạn có thể có thể chi trả để tránh tạo áp lực do vượt quá khả năng tài chính.
  • Chú ý xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp song hành cùng xây dựng thương hiệu công ty: Do yếu tố con người trong doanh nghiệp là quan trọng nên ngoài việc chú ý tới khách hàng, doanh nghiệp còn cần quan tâm tới đội ngũ nhân viên trong công ty. Đây chính là những người đã và đang làm việc để tạo nên các giá trị sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cho doanh nghiệp.
Khi xây dựng thương hiệu bạn cần chú ý định hướng hình ảnh thương hiệu và dự trù kinh phí trước khi thực hiện.

Khi xây dựng thương hiệu bạn cần chú ý định hướng hình ảnh thương hiệu và dự trù kinh phí trước khi thực hiện.

6. Xu hướng xây dựng thương hiệu thời đại 4.0

Social Media, Email Marketing, quảng cáo trả phí, SEO và Content Marketing, trải nghiệm người dùng website là 5 xu hướng xây dựng thương hiệu thời đại 4.0. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình những xu hướng phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

1- Social Media

Social Media là một hình thức tiếp thị trên internet thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội để đạt mục tiêu marketing. Social Media bao gồm các công việc như: đăng hình ảnh, bài viết, video, chạy quảng cáo trả phí, xây dựng cộng đồng… để tăng tương tác với khách hàng.

Nghiên cứu thực tế cho thấy, hơn 74% người tiêu dùng thông minh sử dụng mạng xã hội khi quyết định mua sản phẩm từ thương hiệu nào đó. Do đó, nếu doanh nghiệp bạn thực hiện chiến lược Social Media tốt thì sẽ tạo được sự tin tưởng với khách hàng để biến họ thành người trung thành sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mình.

2- Email Marketing

Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) chứa thông điệp, nội dung và hình ảnh của doanh nghiệp để gửi tới khách hàng.

Bạn đừng nghĩ Email Marketing đã trở nên lỗi thời và không hiệu quả. Vì thực thế đã chứng minh rằng Email marketing có thể tạo ra ROI trị giá 44$ khi đầu tư 1$. Việc triển khai chiến dịch Email Marketing giúp tăng tăng tỉ lệ click đến website. Bạn có thể tạo ra các danh sách subscriber bằng nhiều hình thức trên website như: Pop Up; Sidebar; Scroll Mat; Slide-in; Lead magnet và Landing page.

Các loại hình Email marketing bạn có thể xây dựng trong chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình như: Quảng cáo bán hàng (tiêu chuẩn/theo mùa); không bán hàng (blog); Newsletter; thư chào mừng; gửi email nhỏ giọt; từ bỏ giỏ hàng (ecommerce).

Email Marketing được dự đoán là 1 trong 5 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong thời đại 4.0

Email Marketing được dự đoán là 1 trong 5 xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong thời đại 4.0

3- Quảng cáo trả phí

Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội là hình thức triển khai quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Hình thức quảng cáo này đã và đang được hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn khi có nhu cầu quảng bá thương hiệu, dịch vụ hay sản phẩm của mình.

Ưu điểm của quảng cáo trả phí là giúp tăng cường phạm vi tiếp cận khách hàng, nhất là ở phạm vi quốc tế; phù hợp với bất kỳ ngân sách quảng cáo nào (mức giá trung bình cho mỗi lần nhấp chuột trên Facebook là 1,72 USD và trên Instagram là 6,7 USD) tối đa hóa hiệu quả tiếp thị nội dung.

4- SEO và Content Marketing

SEO và Content Marketing là nội dung đăng tải trên website đã được tối ưu nhằm tăng thứ hạng sắp xếp trên công cụ tìm kiếm như Google. Nội dung SEO Content Marketing thường được viết xoay quanh 1 từ khóa cụ thể. SEO và content chuẩn giúp tạo traffic organic liên quan đến website và tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu lâu dài.

SEO và Content Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận với các khách hàng mục tiêu tốt hơn, đồng thời còn đồng hành và hỗ trợ khách hàng mang lại cảm giác tin tưởng và yên tâm khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

5- Trải nghiệm người dùng website: 

Website là 1 trong những công cụ quảng cáo, tiếp thị quan trọng nhất mà doanh nghiệp không nên bỏ qua khi xây dựng thương hiệu. Bởi khi muốn tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, khách hàng sẽ truy cập website. Nếu nội dung website có thể thể hiện được câu chuyện, thông điệp của thương hiệu và thiết kế mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng thì sẽ làm tăng hiệu quả chuyển đổi rất lớn.

Hầu hết các hoạt động quảng cáo thương hiệu đều kéo traffic về website. Do đó, ngoài thiết kế đẹp và chuyên nghiệp; nội dung thu hút và hấp dẫn thì bạn cũng cần đảm bảo website phải có một tốc độ tải nhanh để tránh khách hàng phải chờ đợi quá lâu.

Các xu hướng xây dựng thương hiệu thời đại 4.0

Các xu hướng xây dựng thương hiệu thời đại 4.0

7. Goldsun Media Group giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả

Có rất nhiều công cụ doanh nghiệp sử dụng để xây dựng thương hiệu hiệu quả, trong đó có hình thức quảng cáo ngoài trời (OOH). Goldsun Media Group là một trong những tập đoàn Truyền thông – Quảng cáo hàng đầu Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp chuyên sâu về Quảng cáo ngoài trời OOH.

Trải qua 28 năm xây dựng và phát triển, Goldsun Media Group đã thực hiện chiến dịch quảng cáo ngoài trời và xây dựng thương hiệu thành công cho nhiều doanh nghiệp lớn như: LG, Trung Nguyên, Honda, Vinhomes, Hyundai, Vinpearl…

Với đội ngũ gần 300 nhân viên có chuyên môn cao, bề dày kinh nghiệm và am hiểu thị trường quảng cáo sâu sắc, Goldsun Media Group cam kết mang đến cho khách hàng chiến dịch xây dựng thương hiệu khác biệt và độc đáo nhất; đồng hành cùng các thương hiệu giải quyết các bài toán về doanh thu hiệu quả.

Quảng cáo OOH là phương tiện hiệu quả để đưa tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Quảng cáo OOH là phương tiện hiệu quả để đưa tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Hiện Goldsun Media Group đang sở hữu hơn 89.000 m2 diện tích quảng cáo ngoài trời với các vị trí quảng cáo trải khắp toàn quốc: 2.140 tòa nhà; 4.650 vị trí biển bảng trên 50 tỉnh thành; 1.980 điểm quảng cáo tại các sân bay; 15.100 màn hình tại các trung tâm thương mại, căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, siêu thị…

Cùng với đó là các hình thức quảng cáo đa dạng như biển bảng tấm lớn, quảng cáo trên phương tiện cá nhân, biển quảng cáo trên xe taxi, quảng cáo xe bus liên tỉnh,… với độ phủ 80% (50/63 tỉnh, thành). Do đó, hình ảnh và thông điệp thương hiệu của doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với đông đảo khách hàng.

Như vậy ngoài giải đáp câu hỏi xây dựng thương hiệu là gì, bài viết còn cung cấp rất nhiều các thông tin hữu khác về vấn đề này như: vai trò, tầm quan trọng, các công cụ, các giai đoạn và những lưu ý khi triển khai xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu vững chắc có thể giúp một doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mới thành lập trở thành một đối thủ “đáng gờm” trên thương trường.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và triển khai quảng cáo ngoài trời để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình, vui lòng liên hệ với Goldsun Media Group qua Hotline: 0904646699.

  • Trụ sở chính:

Tầng 19, Tòa nhà KEANGNAM Landmark 72, Đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: (+84-24) 3 553 6939

  • Văn phòng Đà Nẵng:

Tầng 2, Tòa nhà Fafilm, 79 Quang Trung, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

SĐT: (+84-51) 1 388 8422

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh:

Tầng 2, Tòa nhà PETRO, 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

SĐT: (+84-28) 3 910 6848

 

Bình luận
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments