Bật mí 11 bước để xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp

Đăng bởi admin | 11/05/2022

Thương hiệu mạnh là thương hiệu đã chứng minh được thành công, vị trí và sự nổi tiếng của mình trên thị trường, đồng thời nhận được sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Nếu bạn chưa biết làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp thì tuyệt đối đừng bỏ qua 11 tuyệt chiêu “vàng” mà Goldsun Media Group sẽ chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Tại sao phải xây dựng thương hiệu mạnh?

Xây dựng thương hiệu mạnh bao gồm rất nhiều các công việc khác nhau cùng với tiền bạc, thời gian và kế hoạch chi cụ thể rõ ràng. Có 4 lý do bạn cần xây dựng thương hiệu mạnh:

1.1. Tạo dựng “chất riêng” cho doanh nghiệp

Thương hiệu mạnh thường đã tạo được “chất riêng” cho mình để không lẫn với bất kỳ thương hiệu của doanh nghiệp nào khác. Do đó, dù khách hàng có đứng trước rất nhiều lựa chọn thì cũng vẫn sẽ ưu tiên chọn mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mạnh vì có sự khác biệt và giá trị riêng.

Chính yếu tố thương hiệu đã giúp doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ của mình trở nên khác biệt và thu hút hơn với các đơn vị khác.

1.2. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Bạn có biết tại sao các sản phẩm công nghệ của hãng Apple hay các món đồ hiệu đắt đỏ như Hermes, Chanel luôn được tin dùng trên toàn thế giới không? Đó chính là do các dòng sản phẩm cao cấp này luôn có chất lượng rất tốt mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi trải nghiệm.

Trong trường hợp này, yếu tố thương hiệu mạnh cũng góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mạnh nếu biết tận dụng tối đa ưu điểm riêng của mình so với các đối thủ sẽ mang lại lợi nhuận tối đa.

Xây dựng thương hiệu mạnh giúp nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 

Xây dựng thương hiệu mạnh giúp nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

1.3. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Thương hiệu mạnh còn là yếu tố quan trọng tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chính nhờ mối liên kết này mà có thể giúp khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Ví dụ, thương hiệu điện thoại iPhone của hãng Apple đã quá quen thuộc và nổi tiếng trên thế giới nhưng không phải cũng sử dụng chiếc điện thoại này. Tuy nhiên khi thương hiệu điện thoại này thường xuyên xuất hiện trong tầm nhìn của khách hàng thì có thể sẽ gây tò mò và thúc đẩy họ mua iPhone để trải nghiệm.

1.4. Xây dựng niềm tin, củng cố sự uy tín với khách hàng

Để trở thành thương hiệu mạnh, nổi tiếng và được nhiều người biết tới, doanh nghiệp đã phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để xây dựng thương hiệu. Khi thương hiệu đã trở nên mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng niềm tin, củng cố sự uy tín với khách hàng để chọn mua sản phẩm, dịch vụ của mình.

Xây dựng thương hiệu giúp tạo chất riêng cho doanh nghiệp và tạo sự uy tín với khách hàng.v

Xây dựng thương hiệu giúp tạo chất riêng cho doanh nghiệp và tạo sự uy tín với khách hàng.

2. Làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh?

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô của sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp mà sẽ có cách xây dựng thương hiệu khác nhau. Nhưng về cơ bản để xây dựng thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần thực hiện theo 11 bước dưới đây:

2.1. Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên trong chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh là bạn cần phải xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì mục đích cuối cùng của việc xây dựng thương hiệu chính là tìm kiếm nguồn khách hàng để gia tăng doanh số mua sản phẩm, dịch vụ.

Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu thường có độ tuổi, vị trí địa lý, thu nhập, giới tính, trình độ học vấn phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc chọn lọc đối tượng khách hàng chính xác sẽ hỗ trợ cho người trực tiếp lên kế hoạch xây dựng cho doanh nghiệp phân tích, dự đoán thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Từ đó, có thể đưa ra các chương trình giới thiệu sản phẩm hay khuyến mãi phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Xác định chính xác nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. 

Xác định chính xác nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

2.2. Tuyên bố sứ mệnh trọng tâm để định vị thương hiệu

Tiếp theo, doanh nghiệp cần tiến hành tuyên bố sứ mệnh trọng tâm để định vị thương hiệu. Hiểu một cách đơn giản đây chính là các khao khát, mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới, cũng như các giá trị mà đơn vị muốn mang đến cho khách hàng của mình.

Chắc bạn cũng biết thương hiệu thời trang thể thao Nike cùng slogan “Just Do It” với sứ mệnh đặt ra là truyền cảm sáng tạo cho mọi thế hệ vận động viên trên thế giới. Để chứng tỏ cho sứ mệnh đã đặt ra, thương hiệu Nike đã không ngừng nỗ lực và sáng tạo để cho ra mắt các sản phẩm chất lượng đồng thời khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào việc xây dựng sứ mệnh cho thương hiệu, bạn hãy chắc chắn đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình xác định ở bước 1 là chính xác nhé!

Doanh nghiệp cần tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn trọng tâm của mình để định vị thương hiệu.

Doanh nghiệp cần tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn trọng tâm của mình để định vị thương hiệu.

2.3. Tiến hành khảo sát phân tích thị trường, đối thủ

Việc khảo sát phân tích thị trường và nắm rõ đối thủ của mình đang làm gì, có ưu nhược điểm gì sẽ giúp bạn lập ra kế hoạch xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả.

Ở bước này, bạn cần tiến hành đánh giá các vấn đề như: chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ; đánh giá và phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm; triết lý và thông điệp mà họ sử dụng; chiến lược marketing và kênh truyền thông họ áp dụng… Căn cứ vào các thông tin thu thập được, bạn hãy phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm cho chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.

2.4. Nhấn mạnh lợi ích mà thương hiệu đem lại cho khách hàng

Hãy khiến khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của mình bằng việc tập trung tạo ra các sản phẩm có chất lượng và mang lại nhiều lợi ích cho họ.  Không chỉ đơn thuần ở các tính năng của sản phẩm hay dịch vụ, hãy cố gắng cung cấp thêm các giá trị giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.

2.5. Thiết kế logo và câu slogan cho thương hiệu

Logo và câu slogan là 2 yếu tố quan trọng giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Vì vậy, bạn cần phải thật đầu tư và chăm chút kỳ công để có thể tạo ra một thiết kế logo và câu slogan ấn tượng, độc đáo cho thương hiệu.

Trường hợp không thể tự tìm ra câu slogan và thiết kế logo, bạn hãy tìm đến các đơn vị quảng cáo chuyên nghiệp. Lúc này, việc bạn cần làm là đưa ra các yêu cầu về định hướng, phong cách của doanh nghiệp để đơn vị quảng cáo có thể đưa ra các ý tưởng thích hợp.

Thiết kế Logo và câu slogan ấn tượng, độc đáo dễ thu hút khách hàng.

Thiết kế Logo và câu slogan ấn tượng, độc đáo dễ thu hút khách hàng.

2.6. Xây dựng “tiếng nói riêng” cho thương hiệu

“Tiến nói riêng” cho thương hiệu giúp doanh nghiệp thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng kinh doanh của mình. Theo đó, bạn có thể lựa chọn tiếng nói thương hiệu theo phong cách sang trọng, thân thiện, thương mại hoá, chuyên nghiệp, quyết đoán, kỹ thuật hay giàu thông tin… Điều quan trọng là cần chắc chắn phù hợp với các đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đã xác định ở bước 1.

Tiếng nói riêng cho thương hiệu càng đặc trưng và khác biệt thì càng giúp khách hàng dễ định hình về doanh nghiệp, đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ hơn.

2.7. Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải

Thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải thường gắn với từng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này nhằm giúp khách hàng hiểu được tại sao nên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn mà không phải bất kỳ đơn vị nào khác.

Thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải cần đảm bảo súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện được bản chất tác dụng của sản phẩm, dịch vụ nhưng vẫn có sự độc đáo và thu hút.

Thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải cần ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm và thu hút.

Thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải cần ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm và thu hút.

2.8. Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng

Không chỉ đơn thuần là tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng còn mong muốn doanh nghiệp mang đến cho mình trải nghiệm phù hợp với nhu cầu và được hỗ trợ bởi sự tương tác cá nhân thực sự.

Do đó, bạn hãy cá nhân hóa thương hiệu và tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng. Đó có thể là những việc làm rất đơn giản như: chia sẻ nội dung hậu trường; một giọng nói đàm thoại trong giao tiếp; kể các câu chuyện về những trải nghiệm thực tế hay mô tả sản phẩm/dịch vụ thú vị, mới lạ…

2.9. Tạo tính đồng điệu và tích hợp thương hiệu vào doanh nghiệp

Quá trình xây dựng thương hiệu và thời gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ luôn đồng hành cùng với nhau. Chính vì vậy, yếu tố thương hiệu cũng phải đảm bảo luôn gắn liền với doanh nghiệp để tạo nên sự đồng điệu và thống nhất. Bạn có thể tích hợp hình ảnh thương hiệu trên đồng phục, danh thiếp, các bao bì sản phẩm hay nội thất văn phòng…

Bên cạnh đó, các đặc điểm thương hiệu của doanh nghiệp cũng nên được phủ sóng trên các công cụ tìm kiếm của Google hoặc các nền tảng social media…. để lan tỏa thương hiệu mọi lúc mọi nơi.

Yếu tố thương hiệu phải đảm bảo luôn gắn liền với doanh nghiệp để tạo nên sự đồng điệu và thống nhất.

Yếu tố thương hiệu phải đảm bảo luôn gắn liền với doanh nghiệp để tạo nên sự đồng điệu và thống nhất.

2.10. Có sự nhất quán trong các ấn phẩm thương hiệu

Khi đã chọn “tiếng nói riêng” cho thương hiệu (ở bước 6), bạn hãy chắc chắn có sự nhất quán trong các ấn phẩm thương hiệu mà bạn tạo ra. Điều này giúp cho thương hiệu giữ được cá tính riêng, đồng thời xây dựng được sự tin tưởng với nhóm khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Việc thay đổi liên tục tiếng nói của thương hiệu hoặc tiếng nói không nhất quán dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Hậu quả là việc xây dựng doanh nghiệp trở thành thương hiệu mạnh sẽ rất khó khăn.

2.11. Bạn phải là người ủng hộ lớn nhất cho thương hiệu

Trong quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, bạn và đội ngũ nhân viên phải là những người ủng hộ lớn nhất để tiếp thị, quảng bá thương hiệu rộng khắp. Lý do bởi vì không ai có thể hiểu thương hiệu của bạn tốt hơn bạn và nhân viên của bạn.

Bên cạnh việc tuyển chọn các nhân viên phù hợp với sứ mệnh, văn hóa, tầm nhìn và giá trị thương hiệu công ty, bạn hãy “trao quyền” đánh giá về thương hiệu cho nhân viên và khách hàng trung thành của mình để rút kinh nghiệm và đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn.

Hãy là người ủng hộ lớn nhất cho thương hiệu vì bạn chính là người hiểu rõ thương hiệu của mình nhất.

Hãy là người ủng hộ lớn nhất cho thương hiệu vì bạn chính là người hiểu rõ thương hiệu của mình nhất.

3. Goldsun Media Group – Đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh

Nếu bạn chưa biết đâu là đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu mạnh thì Goldsun Media Group – Tập đoàn Truyền thông Quảng cáo hàng đầu Việt Nam, chuyên sâu về các giải pháp Quảng cáo ngoài trời OOH chính là gợi ý dành cho bạn. Các ưu điểm của Goldsun Media Group gồm:

  • Cung cấp dịch vụ quảng cáo ngoài trời: Tính đến nay, Goldsun Media Group đang sở hữu gần 89.000 m2 biển quảng cáo tại các khắp vị trí trải trên toàn quốc nên hình ảnh quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp có thể xuất hiện khắp nơi.
  • Quy trình xây dựng thương hiệu mạnh chuyên nghiệp: Goldsun Media Group đã xây dựng quy trình xây dựng thương hiệu mạnh với các bước gồm: xác định khách hàng mục tiêu, định vị thương hiệu; hoạch định và thực hiện các chương trình marketing nhằm xây dựng thương hiệu; đo lường tài sản thương hiệu; duy trì và phát triển thương hiệu…Không chỉ mang đến cho khách hàng chứng chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả, Goldsun Media Group cam kết có mức chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường.
  • Đồng hành cùng các thương hiệu giải quyết các bài toán về doanh thu: Đội ngũ nhân viên của Goldsun Media Group có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, xây dựng thương hiệu đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc giải quyết các bài toán về doanh thu cũng như các vấn đề khác liên quan.
Quảng cáo ngoài là một trong các công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh thành công.

Quảng cáo ngoài là một trong các công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh thành công.

Với 11 tuyệt chiêu chúng tôi vừa bật mí ở trên, hy vọng các bạn đã phần nào biết làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp. Theo khảo sát của Nielsen, có đến 59% khách hàng thích mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ mới từ những thương hiệu lớn và quen thuộc với họ. Đây cũng chính là lý do các doanh nghiệp vừa và nhỏ/mới thành lập phải tạo ra “tiếng nói” và “chất riêng” để xây dựng doanh nghiệp của mình trở thành thương hiệu mạnh.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp mình, vui lòng liên hệ với Goldsun Media Group qua Hotline: 0904646699.

  • Trụ sở chính:

Tầng 19, Tòa nhà KEANGNAM Landmark 72, Đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

SĐT: (+84-24) 3 553 6939

  • Văn phòng Đà Nẵng:

Tầng 2, Tòa nhà Fafilm, 79 Quang Trung, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

SĐT: (+84-51) 1 388 8422

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh:

Tầng 2, Tòa nhà PETRO, 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

SĐT: (+84-28) 3 910 6848

 

Bình luận
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments