8 bước giúp nơi làm việc được nhân viên yêu thích

Đăng bởi thuhuyen | Danh mục Tin tức sự kiện | 27/11/2015

Lương bổng mặc dù là yếu tố quan trọng để một người cân nhắc quyết định nhận lời mời làm việc nhưng lại không phải là lý do hàng đầu khiến nhân viên ra đi.

Kết quả nhiều cuộc khảo sát cho thấy có 4 lý do chính khiến nhân viên rời bỏ công ty, được xếp theo thứ tự như sau. Thứ 1 là sếp, thứ 2 là môi trường làm việc, thứ 3 là tính chất công việc không giúp họ phát triển bản thân, cuối cùng thứ 4 mới là lương và phúc lợi.

Lương bổng mặc dù là yếu tố quan trọng để một người cân nhắc quyết định nhận lời mời làm việc nhưng lại không phải là lý do hàng đầu khiến nhân viên ra đi. Để giữ chân nhân tài, các lãnh đạo doanh nghiệp hay những người có trọng trách xây dựng văn hóa công ty song song với cải thiện và phát triển kỹ năng lãnh đạo thì cần biết cách xây dựng môi trường làm việc sao cho nhân viên luôn cảm thấy nhiệt huyết và không-nỡ-ra-đi.

Richard Sheridan, tác giả cuốn sách Joy, Inc.: How We Built a Workplace People Love chia sẻ trong cuốn sách của mình các bước sau giúp nơi làm việc của bạn trở nên năng động, nhiệt huyết và sáng tạo hơn.

Môi trường làm việc được nhân viên yêu thích

Môi trường làm việc được nhân viên yêu thích

1. Hình dung thế nào là một công ty mang lại niềm vui cho nhân viên

Xác định các tiêu chí của một công ty mà bạn muốn làm việc ở đó. Đặt mục tiêu và có chiến lược để thực hiện.

2. Xây dựng tập thể nhân viên thành một cộng đồng, không bè phái

Ưu điểm của một cộng đồng là tinh thần đoàn kết và khả năng lan tỏa sự hưng phấn và thái độ tích cực. Từ đó, những giá trị công ty mới nhất quán giữa các nhân viên, các phòng ban, đến các khách hàng.

3. Thúc đẩy sự giao tiếp

Một môi trường làm việc mở tạo cơ hội để tất cả nhân viên đều mạnh dạn đưa ra ý kiến và cùng nhau phát triển, thay vì đều phải dựa vào ý kiến từ cấp trên.

4. Tận dụng những câu chuyện

Tăng sự gắn kết với khách hàng thông qua những câu chuyện về công ty và phòng ban của bạn. Họ chính là những người sẽ góp phần truyền đạt văn hóa và sứ mệnh của công ty với những người khác.

5. Loại bỏ những nỗi sợ

Sự sợ hãi là một trong những yếu tố lớn nhất giết chết niềm vui và sự sáng tạo trong công việc. Nó khiến cho mọi người ngần ngại có những quyết định táo bạo trừ khi được sự đồng ý của cấp quản lý.

6. Khuyến khích nhân viên học hỏi từ thất bại

Thà rằng quyết định nhanh và phạm sai lầm nhanh để học hỏi từ đó vì những sai lầm nhỏ và nhanh chóng bao giờ cũng dễ xử lý hơn những sai lầm lớn và mất nhiều thời gian. Hãy tạo một môi trường làm việc mà ở đó mọi người không lo sợ thất bại và sẵn sàng nỗ lực cho thành công tiếp theo.

7. Có kỷ luật và khuôn khổ

Không gì có thể thay thế tinh thần làm việc chăm chỉ và trách nhiệm với công việc. Sự kỷ luật mang lại kết quả. Mọi người cần được biết và tôn trọng trách nhiệm của mình đối với công việc như thế nào để mang lại kết quả tốt nhất cho công việc. Sự thoải mái trong công việc không có nghĩa trái ngược với tính kỷ luật, và chắc chăn không đồng nghĩa với tính vô tổ chức.

8. Củng cố tinh thần làm việc nhóm

Ở Menlo Innovation (công ty phần mềm ở Michigan, Mỹ), mọi người làm việc theo hệ thống cặp đôi. Mỗi tuần, họ đổi đối tác cho nhau và tối đa hóa kỹ năng của mỗi nhân viên thông qua cách luân phiên đổi đối tác. Bằng cách này, tinh thần làm việc nhóm được củng cố và hiệu quả làm việc của nhóm ngày càng tăng.

Bình luận

Bình luận đã bị đóng.