TRỞ VỀ THUỞ BÌNH MINH NGÀNH QUẢNG CÁO – GIAI ĐOẠN “RAO BÁN” GIÁ TRỊ TINH THẦN

Đăng bởi Thu Trang | Danh mục Góc tư vấn | 30/09/2022

Goldsun Media Group đã giới thiệu năm giai đoạn nổi bật nhất trong hành trình 500 năm phát triển của ngành quảng cáo để hiểu hơn sự tác động của những giai đoạn này tới sự phát triển của một ngành công nghiệp đầy sáng tạo và mang tính cạnh tranh cao. Tiếp nối chuỗi bài viết, là giai đoạn nổi bật thứ hai: “Rao bán” giá trị tinh thần (Iconology) – thịnh hành nhất trong giai đoạn năm 1925-1945.

Tìm hiểu phần giới thiệu chung 5 giai đoạn nổi bật của ngành quảng cáo

Giai đoạn 1: “Thần thánh hóa” sản phẩm (Idolatry)

Icon là biểu tượng, đại diện cho giá trị tinh thần. Iconology là nghiên cứu về hình ảnh trực quan, tính biểu tượng và cách giải thích. Từ năm 1925 đến năm 1945 – giai đoạn đầu của xã hội tiêu dùng – các khía cạnh công dụng của hàng hóa ngày càng phụ thuộc vào mạng lưới các tính chất và giá trị trừu tượng hoặc tượng trưng của sản phẩm đem tới.

Trong giai đoạn này, nội dung quảng cáo cũng được thay đổi để phù hợp với bối cảnh thị trường và thị hiếu khán giả. Các quảng cáo không còn mô tả đặc tính, công dụng sản phẩm, quảng cáo tập trung vào những giá trị biểu tượng, tượng trưng mà sản phẩm đem tới. Ví dụ: xe hơi biểu hiện cho sự hiện đại, xà phòng biểu tượng cho sự toàn vẹn và quan tâm đến gia đình, giày Bata biểu tượng cho sự lịch sự, tao nhã,… Thay vì trực tiếp mô tả tính năng sản phẩm, quảng cáo sử dụng nhiều thuật ngữ trừu tượng, các nhận định mang lại nét nghĩa mở rộng, ẩn dụ và đa tầng nghĩa hơn.

Các marketers hãy cùng Goldsun Media Group tìm hiểu những ví dụ thú vị sau đây và đón chờ những giai đoạn hấp dẫn tiếp theo trên hành trình trở về khởi nguồn của ngành công nghiệp đầy sáng tạo và mang tính cạnh tranh cao!

QUAN TÀI TOBITA – YÊU NƯỚC THƯƠNG NHÀ

Ví dụ đầu tiên thuộc về loại sản phẩm dễ gặp khó khăn trong việc quảng cáo, hãng đã rất khéo léo khi đưa ra được thông điệp tinh tế – đó là quảng cáo Hòm Tobia (hay quan tài).

Tiêu đề “Ta về ta tắm ao ta, dẫu là đục, ao nhà vẫn hơn” hàm ý như lời nhắc nhở khéo léo “người Việt dùng hàng Việt” nhưng đồng thời ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa khác – đó là kêu gọi tinh thần kháng chiến của nhân dân ta – dù ao nhà có đục, vẫn tắm trên ao nhà, dù đất nước khổ cực, vẫn tuyệt đối trung thành.

Quảng cáo đưa thêm phần văn bản phụ, ngụ ý thể hiện không chỉ với người Việt, người dân “Phi-luật-tân” (nước Philippines) cũng trầm trồ, khen ngợi; yếu tố này được sử dụng để quáng bá sản phẩm, rằng nước ngoài còn trầm trồ ca ngợi trước sản phẩm Việt Nam.

“Hòm” là “bài toán khó” của quảng cáo, việc khoa trương công dụng hay tính năng sản phẩm chỉ gây nên trò cười không mong muốn, do đó Tobia tập trung vào giá trị tinh thần, ý nghĩa biểu tượng của chiếc hòm – sự tri ân và bày tỏ lòng hiếu thảo của người con, người cháu qua câu kết: “Sống một cái nhà, Thác một cái hòm”.

GIÀY BATA – TAO NHÃ LỊCH SỰ

Những năm 194x được coi như “thế kỷ vàng” của giày Bata – một thương hiệu giày nổi tiếng với đa dạng kiểu dáng và mẫu mã sang trọng, ấn tượng. Thời kỳ này, dù đi bất cứ đâu quanh Sài Gòn, người ta đều dễ dàng bắt gặp vô số mẩu quảng cáo của Bata: trên tờ rơi, trong các tờ báo, trên thân xe bus, áp phích hay cả những mảng tường trống,….

Với định vị là thương hiệu giày sang trọng, cao cấp, Bata tập trung vào giá trị tinh thần mà sản phẩm đem đến – “Người lịch sự chỉ dùng giày Bata” – như một lời tuyên bố: Bata là biểu tượng của sự lịch thiệp, tao nhã. Thêm vào đó, để thuyết phục với khách hàng về chất lượng, Bata không quên khẳng định công dụng tuyệt vời của sản phẩm mình – “vừa đẹp vừa bền nhất”.

BUDWEISER – KHÔNG CÓ CẢM GIÁC NÀO SÁNH BẰNG

Tuy giai đoạn Iconology được thịnh hành vào những năm 1925 – 1945, nhưng hãng bia nổi tiếng Budweiser cũng không tỏ ra lo lắng khi ra mắt sự “rao bán” giá trị tinh thần này vào năm 1950, với dòng tiêu đề “Không có điều gì giống như này” xuyên suốt các quảng cáo của mình với mong muốn in đậm dấu ấn hình ảnh sản phẩm của hãng gắn liền với sự độc nhất và thượng hạng.

Mô tả tại phần văn bản phụ của quảng cáo, hãng bia đề cập: “Hãy tận hưởng từng khoảnh khắc vàng của cuộc sống. Hãy tận hưởng từng giọt vàng của Budweiser” (Live life, every golden minute of it. Enjoy Budweiser, every golden drop of it). Sử dụng lặp lại từ “golden” – đại diện cho sự quý báu, giàu sang, thịnh vượng, hạnh phúc; Budweiser từng bước in sâu sự hiện diện của mình như 1 món đồ cao quý, nâng tầm của những khách hàng sử dụng thức uống này.

Kết thúc giai đoạn thứ hai trên hành trình phát triển của ngành quảng cáo, hãy đón chờ phần tiếp theo – phân tích giai đoạn Ưu tiên cảm xúc (Narcissism) của ngành công nghiệp tỷ đô đến từ Goldsun Media Group!

Bình luận
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Galabet
Evden eve taşımacılık
Nakliyat
Evden eve
Şehirler arası nakliyat
Evden eve nakliyat
Free Porn
xbporn

Bonusum bonusum.com betting sites offering trial bonuses deneme bonusu
deneme bonusu padişahbet padişahbet padişahbet
Free Porn
Cialis
Cialis Fiyat
Free Porn
Cialis
Cialis Fiyat