Quảng cáo thương hiệu không đơn giản là phương thức tiếp thị thương hiệu đến khách hàng mục tiêu. Vậy thực chất của quảng cáo thương hiệu là gì và cần phải làm gì để chiến dịch quảng cáo thương hiệu của bạn thành công nhất? Bạn đừng bỏ qua 5 điều quan trọng dưới đây!
1. Quảng cáo thương hiệu là gì?
Quảng cáo thương hiệu là gì? Đây là hình thức quảng cáo cho thương hiệu được sử dụng để thiết lập kết nối và xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng theo thời gian. Khi mối quan hệ được xây dựng thành công, khách hàng sẽ nhanh chóng nhận diện được thương hiệu giữa vô vàn các thương hiệu hiện nay. Rút ngắn khoảng cách đến bước Mua hàng của người tiêu dùng.
Các chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu được triển khai nhằm đạt được các mục đích sau đây:
- Nhận được sự tín nhiệm và lòng trung thành của người tiêu dùng với doanh nghiệp: Khi đã được khách hàng ghi nhớ và yêu thích, thương hiệu sẽ trở thành sự lựa chọn đầu tiên trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Và sẽ song hành cùng người tiêu dùng trong suốt một thời gian dài.
- Thiết lập nhận diện thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu xuất hiện khắp nơi mang đến cảm thấy quen thuộc, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra thương hiệu với những dấu ấn đặc trưng về màu sắc, cảm xúc, thông điệp…. Từ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập nhận diện thương hiệu trên nhiều hình thức quảng cáo đa dạng, làm gia tăng độ phủ sóng của thương hiệu và cả sản phẩm, dịch vụ.
- Kết nối với các khách hàng tiềm năng về mặt trí tuệ và cảm xúc, thúc đẩy họ hành động trong tương lai. Các chiến dịch quảng cáo thương hiệu tốt có thể kích thích tạo thành những chuyển đổi tích cực từ phía khách hàng như: khen, cổ vũ, yêu mến, truyền miệng hay tìm kiếm các thông tin sản phẩm của thương hiệu.
2. Đặc điểm của quảng cáo xây dựng thương hiệu
Nắm được các đặc điểm của quảng cáo cho thương hiệu giúp nhà quảng cáo định hình được quá trình thực hiện và cách thức đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Dưới đây là một số đặc điểm của quảng cáo cho thương hiệu:
- Không thể đo lường:
Hiệu quả của quảng cáo, xây dựng thương hiệu được đánh giá bằng khả năng nhận diện của khách hàng với thương hiệu. Đây là yếu tố thuộc về tiềm thức khách hàng nên sẽ rất khó để nhà quảng cáo cơ thể đo lường hiệu quả của một chiến dịch.
- Cần thời gian dài để đi vào trong tiềm thức đối tượng:
Để đạt được hiệu quả về nhận diện thương hiệu, quảng cáo cần có thời gian tiếp cận, trở nên thân thuộc và dần lấy được lòng tin, tình cảm của khách hàng. Khi quá trình này thành công, khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được thương hiệu và lựa chọn sản phẩm của thương hiệu đó.
- Nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào đối tượng
Một đặc điểm nữa của quảng cáo thương hiệu là nội dung quảng cáo phải có sự khác biệt của sản phẩm. Điều này không chỉ là lý do thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm mà còn là điểm riêng biệt giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ.
- Quảng cáo được chuyển đến đối tượng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau:
Một chiến dịch quảng cáo cho thương hiệu phải được thực hiện đồng thời ở nhiều nền tảng quảng cáo và phương tiện truyền thông khác nhau như: Digital, TVC, Event, báo chí… Điều này đảm bảo thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng một cách tự nhiên với tần suất tối đa.
- Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm năng:
Quảng cáo cho thương hiệu có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể:
Các chiến dịch quảng cáo được áp dụng với đa dạng kênh truyền thông và hình thức quảng cáo khác nhau như: Poster, TVC, banner, vật dụng trưng bày… Biển quảng cáo thương hiệu cho phép quảng cáo tiếp cận với đồng thời nhiều khách hàng trong 1 thời điểm.
Xem thêm: Top 15 mẫu quảng cáo thương hiệu đẹp nhất
3. Phân biệt quảng cáo thương hiệu và quảng cáo phản hồi trực tiếp
Trong khi quảng cáo xây dựng thương hiệu nhắm đến mục tiêu gia tăng sự nhận diện thì quảng cáo phản hồi trực tiếp lại hướng đến mục tiêu bán hàng, tăng doanh số với các số liệu cụ thể. Do đó hai hình thức quảng cáo này có sự khác biệt cần nắm rõ.
Loại hình quảng cáo | Đặc điểm |
Quảng cáo thương hiệu |
|
Quảng cáo phản hồi trực tiếp |
|
4. Cách thức quảng cáo thương hiệu
Để thực hiện một chiến dịch quảng cáo thương hiệu thành công, các nhà quảng cáo có thể tham khảo cách thức dưới đây:
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu giúp người dùng dễ dàng nhận biết và phát hiện ra thương hiệu của bạn. Một bộ nhận diện thương hiệu được xác định bởi nhiều thành phần khác nhau: logo, phông chữ và màu sắc của thương hiệu, sự hiện diện của web và các yếu tố hình ảnh khác. Ngoài ra, các yếu tố trên cần được đồng bộ trong quá trình xây dựng thương hiệu.
- Tạo sự ảnh hưởng: Một chiến dịch quảng bá thành công nếu như nó tạo ra những ảnh hưởng đến cộng đồng và khách hàng. Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách quảng cáo nhưng cần thận trọng và có phương án dự phòng nếu có khủng hoảng xuất hiện, đảm bảo sự uy tín cho thương hiệu.
- Xây dựng kết nối mạnh mẽ với khách hàng tiềm năng: Các kết nối đã được xây dựng với khách hàng tiềm năng cần được nuôi dưỡng và duy trì. Điều này tạo nên sự trung thành của khách hàng và giúp thương hiệu lan tỏa tốt hơn.
- Thêm quảng cáo thương hiệu vào chiến lược tiếp thị: Các quảng cáo về thương hiệu nên được lồng ghép vào chiến lược tiếp thị để tăng cường hiệu quả tiếp thị và nhận diện thương hiệu trong quá trình bán hàng.
Chú ý: Trong quảng cáo thương hiệu, thì tất cả nội dung quảng bá của doanh nghiệp cần có sự nhất quán và đồng bộ về thông tin, ý nghĩa nhằm tạo sự tin cậy và không khiến người dùng bị phân tâm trong quá trình định vị thương hiệu.
5. Kênh quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả
5.1. Quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời (OOH) là loại hình phổ biến trong các chiến dịch Marketing của các nhãn hàng lớn. Các hình thức thức được sử dụng nhiều nhất gồm có:
- Quảng cáo ngoài trời bằng biển/ bảng ở tầm cao như: Pano, Trivision, Billboard…
- Quảng cáo ngoài trời ở tầm thấp như: Lightbox, điểm chờ xe bus
- Sử dụng màn hình LED ngoài trời
- Quảng cáo trên các phương tiện giao thông: Xe bus, taxi….
- Quảng cáo human billboard
- Wifi marketing
- Quảng cáo trong thang máy, sân bay, nhà ga….
5.2. Truyền hình
Đây là loại hình quảng cáo truyền thống phổ biến kể từ khi mà mọi người có tivi trong nhà. Quảng cáo thu hút, với hình ảnh đẹp mắt, âm thanh ấn tượng sẽ khiến người dùng nhớ đến thương hiệu nhanh hơn và lâu hơn.
Tuy nhiên đây là dịch vụ quảng cáo khá đắt đỏ, nhất là quảng cáo vào những giờ vàng. Trong trận đâu U23 Việt Nam gặp U23 Thái Lan, chi phí quảng cáo lên tới 400tr/30s, 200tr/10s.
5.3. Quảng cáo thương hiệu online
Quảng cáo xây dựng thương hiệu Online là hình thức quảng cáo phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các nền tảng được sử dụng để quảng cáo gồm có:
- Trên công cụ tìm kiếm online( google, cốc cốc..)
- Mạng xã hội ( Facebook, instagram)
- Chiến dịch remarketing
Xem thêm: 7 kênh quảng cáo thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả trong 2020
5.4. Quảng cáo offline
Quảng cáo offline tại vị trí sinh hoạt chung của cộng đồng hay điểm bán cũng nằm trong kế hoạch quảng cáo thương hiệu. Các hình được sử dụng để tiếp cận khách hàng gồm có:
- PR
- Event
- Tài trợ
- Mẫu dùng thử
Xem thêm: Top 20 cách quảng cáo thương hiệu tốt nhất – Xu hướng 2020
Hiện nay, các nhãn hàng có thể dễ dàng thực hiện chiến dịch quảng cáo thương hiệu dưới sự tư vấn của các công ty quảng cáo và truyền thông chuyên nghiệp như Goldsun Media Group. Các chiến dịch có thể được hỗ trợ từ các bước nghiên cứu, lập kế hoạch đến bước triển khai thực hiện. Để biết chi tiết hơn về dịch vụ của công ty, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Goldsun qua hotline: 0904 646 699.