Quảng cáo nhận dạng thương hiệu – 5 điều quan trọng bạn cần biết

Đăng bởi admin | 12/12/2019

Nhận diện thương hiệu là một trong những tiêu chí đánh giá độ phủ thương hiệu của doanh nghiệp. Độ nhận diện thương hiệu càng tốt đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn đang ngày càng trở nên uy tín trong mắt khách hàng. Các quảng cáo nhận dạng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện việc này dễ dàng hơn.

Xem thêm:

1. Mục tiêu của quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Quảng cáo nhận dạng thương hiệu à cách mà khách hàng có thể “nhận ra” thương hiệu của bạn thông qua logo, biểu trưng, hình ảnh, màu săc, giọng nói… – Hầu hết thời gian, chiến lược nhận diện thương hiệu tập trung vào việc giữ cho công ty của bạn luôn trong mắt và tâm trí khách hàng của bạn

Không chỉ để bán hàng trực tiếp, các chiến dịch quảng cáo nhận dạng thương hiệu thường hướng đến các mục tiêu dưới đây:

  • Tiếp cận nhiều nhất tệp đối tượng khách hàng
  • Đưa hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đi sâu vào tiềm thức của khách hàng
  • Thu hút khách hàng hoặc chuyển đổi thương hiệu
  • Tăng doanh số, tăng lợi nhuận
  • Tạo mong muốn mua hàng trong tương lai
  • Giáo dục sản phẩm: là tạo ra một sp với công dụng hoàn toàn mới lạ, khác biệt nhưng hữu ích đối với con người.

Ví dụ: Cốc nguyệt San là sản phẩm mới có mặt trên thị trường Việt Nam vào những năm gần đây. Để có thể thay đổi thói quen dùng băng vệ sinh của phụ nữ Việt Nam và gây dựng thương hiệu cho mình, các sản phẩm cốc nguyệt san đã triển khai chiến dịch quảng cáo để tăng nhận dạng thương hiệu. Sau khi sản phẩm tiếp cận với tối đa tệp khách hàng nhiều lần, hình ảnh của sản phẩm bắt đầu đi vào tiềm thức khách hàng khiến khách hàng dần chấp nhận sản phẩm này và thực hiện chuyển đổi tạo ra doanh thu cho nhãn hàng.

2. Thành phần của bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận dạng thương hiệu là hệ thống các hình ảnh, vật dụng, phương tiện thuộc sở hữu của doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng và giúp khách hàng nhận ra thương hiệu nhanh chóng.

2.1.  Thành phần bộ nhận dạng thương hiệu

Bộ nhận dạng thương hiệu gồm các thành phần có thể tiếp cận với khách hàng

Bộ nhận dạng thương hiệu gồm các thành phần có thể tiếp cận với khách hàng

Một bộ nhận diện thương hiệu thường gồm Logo, Slogan, nhạc hiệu, nhãn – bao bì, mẫu quảng cáo, các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo, các phương tiện vận tải, các loại ấn phẩm văn phòng….  Người dùng nhận diện thương hiệu được xác định bởi nhiều thành phần khác nhau như hình ảnh logo, phông chữ và màu sắc của thương hiệu, sự hiện diện của website và các yếu tố hình ảnh khác.

2.2. Lưu ý khi tạo bộ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có được bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả nhất:

Cần nói lên tính cách của thương hiệu

Cá nhân hóa cho thương hiệu của bạn

Cá nhân hóa cho thương hiệu của bạn

Tất cả các thành phần trong bộ nhận diện thương hiệu cần thể hiện được rõ ràng tính cách của thương hiệu. Màu sắc là một trong những yếu tố thể hiện rõ nhất điều này. Bộ nhận diện thể hiện tốt tính cách của thương hiệu sẽ cho khách hàng những cảm nhận riêng và dành tình cảm nhất định cho thương hiệu đó.

Tại khu vực Đông Nam Á, có hai nhóm tính cách được nhiều khách hàng ưa chuộng đó là “vui vẻ và yêu đời” và “hợp xu hướng”.

Có sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu

Bộ nhận diện phải có sự đồng nhất về màu sắc, hình ảnh, biểu tượng… Điều này thể hiện mức độ chuyên nghiệp của thương hiệu và đem đến sự tin tưởng của khách hàng. Mặt khác, việc đồng nhất sẽ giúp khách hàng dễ dàng  ghi nhớ và nhận ra thương hiệu của bạn khi tiếp xúc với bất cứ “thành phần” nào của bộ nhận diện.

Một bộ nhận dạng thương hiệu tốt còn giúp định hình và xác định hướng đi cho các chiến dịch sau này của doanh nghiệp. Hạn chế việc nhân viên đi nhầm hướng với các giá trị cốt lõi và định vị thương hiệu.

Sử dụng màu sắc bắt mắt

logo KFC có màu sắc bắt mắt

Logo KFC có màu sắc bắt mắt

Màu sắc là chìa khóa gợi mở ra tính cách của thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần lựa chọn cho thương hiệu của mình những gam màu độc đáo dễ thu hút sự chú ý nhưng vẫn phải đảm bảo được tính cách của thương hiệu. Hạn chế sử dụng quá nhiều các tông màu tối vì nó có thể khiến thương hiệu của bạn dễ dàng bị khách hàng bỏ qua.

Sáng tạo và khác biệt

Bộ nhận dạng thương hiệu là thứ mà khách hàng của bạn sẽ sử dụng để phân biệt với đối thủ của bạn. Do đó, hãy đảm bảo các thiết kế của bộ nhận diện phải đủ độc đáo, sáng tạo và khác biệt để khách hàng không nhầm lẫn bạn với bất kỳ đối thủ nào.

3. Các kênh quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Kênh quảng cáo cũng đóng vai trò quan trọng trong mỗi chiến dịch quảng cáo nhận diện thương hiệu. Có hai hình thức quảng cáo nhận dạng thương hiệu chính, bao gồm: Quảng cáo online và quảng cáo Offline

3.1. Kênh quảng cáo offline

Quảng cáo trên kênh offline là cách thức mẫu quảng cáo tiếp cận trực tiếp với  khách hàng mà không phải thông qua bất kỳ nền tảng nào. Bạn có thể lựa chọn các hình thức dưới đây:

  • Quảng cáo Biển tấm lớn

Hình thức quảng cáo biển tấm lớn cho phép mẫu quảng cáo tiếp cận cùng lúc với rất nhiều khách hàng ở các phân khúc thị trường khác nhau. Các mẫu quảng cáo nhận dạng thương hiệu có thể được in trên các biển bảng và lắp đặt ngoài trời như khu vực ngã tư, đường quốc lộ, bên ngoài các tòa nhà….

Xem thêm: Quảng cáo thương hiệu như thế nào để mang lại hiệu quả?

Quảng cáo biển tấm lớn thể hiện rõ thông tin của thương hiệu

Quảng cáo biển tấm lớn thể hiện rõ thông tin của thương hiệu

  • Quảng cáo bằng xe taxi

Quảng cáo bằng xe taxi có phân khúc khách hàng đa dạng và khu vực địa lý trải rộng theo lộ trình của xe. Mẫu quảng cáo được in trên chất liệu decal và dán trực tiếp lên thân xe. Khách hàng sẽ nhìn thấy mẫu quảng cáo khi xe xuất hiện ở bất cứ địa điểm nào.

Taxi Mai Linh với mẫu quảng cáo của pepsi

Taxi Mai Linh với mẫu quảng cáo của pepsi

  • Quảng cáo hộp đèn

Quảng cáo hộp đèn phù hợp với biển hiệu của các cửa hàng. Hình thức quảng cáo này khá độc đáo và dễ thu hút khách hàng.

Quảng cáo hộp đèn được sử dụng nhiều trong các biển hiệu của quán

Quảng cáo hộp đèn được sử dụng nhiều trong các biển hiệu của quán

  • Quảng cáo thang máy

Quảng cáo trong thang máy có phân khúc khách hàng của hình thức quảng cáo này khá rõ ràng. Các mẫu quảng cáo có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua các màn hình LCD hoặc màn hình Frame được lắp đặt ngay trong thang máy hoặc phía ngoài thang máy tại sảnh chờ tầng 1 trong các nhà cao ốc.

Quảng cáo màn hình led trong thang máy với màu sắc nổi bật

Quảng cáo màn hình led trong thang máy với màu sắc nổi bật

3.2. Kênh quảng cáo online

Các kênh quảng cáo online cũng là lựa chọn không thể thiếu cho các chiến dịch quảng cáo nhận dạng thương hiệu. Dưới đây là các hình thức quảng cáo phổ biến nhất:

  • Quảng cáo pay per click
Nhiều nền tảng online được lựa chọn cho quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Nhiều nền tảng online được lựa chọn cho quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Là hình thức quảng cáo mà chi phí sẽ được tính trực tiếp trên hành động của khách hàng. Các nền tảng triển khai hình thức quảng cáo này gồm có các trang công cụ tìm và mạng xã hội như: Google, Facebook, youtube

Hình thức quảng cáo này cho phép nhà quảng cáo lựa chọn được các tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm dịch vụ của mình để tiếp cận tới. Các chỉ số đánh giá cho chiến dịch quảng cáo nhận dạng thương hiệu bằng hình thức này thường là: Lượt tiếp cận, lượt hiển thị, CPC, CPM….

  • Quảng cáo bằng influencer
Quảng cáo thương hiệu thông qua influencer

Quảng cáo thương hiệu thông qua influencer

Phương thức này được thực hiện bằng cách mượn hình ảnh và sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng như: ca sỹ, diễn viên, người nổi tiếng trong ngành… để quảng bá thương hiệu của mình. Hiệu quả của phương thức này phụ thuộc lớn và sức ảnh hưởng của KOLs.

  • Quảng cáo wifi marketing
Quảng cáo wifi marketing

Quảng cáo wifi marketing

Quảng cáo wifi marketing là hình thức phân phối quảng cáo thông qua các yêu cầu truy cập vào địa chỉ wifi công cộng miễn phí. Để kết nối được wifi, khách hàng bắt buộc phải truy cập và thực hiện một số yêu cầu của đơn vị lắp đặt Wifi. Ngoài việc đưa mẫu quảng cáo tiếp cận đến khách hàng, một số trường hợp khách hàng sẽ được yêu cầu chia sẻ quảng cáo trên các trang mạng xã hội để quảng cáo có độ hiển thị tốt hơn.

4. Một số công ty quảng cáo nhận dạng thương hiệu thành công

Đã có rất nhiều công ty xây dựng thành công thương hiệu thông qua các chiến dịch quảng cáo nhận dạng thương hiệu. Dưới đây là một số đơn vị tiêu biểu nhất.

– Chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu của 7up: “uncola” và mặc định 7up là thương hiệu thứ 3 sau coke và pepsi.

7up định vị thành công trong thị trường có nhiều đối thủ

7up định vị thành công trong thị trường có nhiều đối thủ

Nước uống 7up ra đời trong bối cảnh thị trường khi Coke và Pepsi đã chiếm giữ hai vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng với sản phẩm nước cola. Dựa trên mối liên kết của cola trong tâm trí người tiêu dùng, 7up khẳng định vị trí của mình bằng cách định vị mình “không phải cola” (uncola). Nhờ cách định vị này, 7up dễ dàng trở thành lựa chọn cho những người không uống cola và thành công đưa thương hiệu của mình chiếm vị trí thứ 3 chỉ sau Coca Cola và Pepsi.

– Chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu của Nike: “Just do it” – khẳng định ý chí vươn lên, ý chí muốn thành công, bất chấp mọi trở lực. Thương hiệu giày thể thao gắn liền với tên tuổi của siêu sao bóng rổ: Michael Jordan

Quảng cáo thương hiệu NIKE

Quảng cáo thương hiệu NIKE

Nike là thương hiệu được thành lập vào năm 1972 dựa trên cảm hứng là tên của nữ thần chiến thắng Hi Lạp. Chiến lược của Nike tại thời điểm này là phải gắn được logo của Nike vào tên của những vận động viên chiến thắng trong các cuộc thi điền kinh nổi tiếng. Để từ đó tạo ra sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu Nike thông các siêu sao thể thao.

Tuy nhiên, các chiến dịch của nike chỉ thực sự thành công khi tìm ra được vận động viên Michael Jordan – siêu sao huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới. Ngay lúc này, Nike tung ra mẫu giày bóng rổ và doanh số đã thực sự bùng nổ khi chạm tới mốc hơn 100 triệu USD.

Cơ hội lớn hơn khi Jordan lựa chọn mẫu giày này đi thi đấu và bị cấm. Và ngay lập tức, Nike tung ra chiến dịch quảng cáo “Air Jordan bị cấm chính vì thiết kế mẫu mã mang đầy tính cách mạng của nó”. Và rất nhanh chóng, báo chí truyền thông ồ ạt phản đối lệnh cấm của Hiệp hội Bóng rổ quốc gia khiến lệnh cấm đã được rút lại.

Chiến dịch quảng cáo của Nike thành công rực rỡ và chính thức đánh dấu sự vị trí của thương hiệu của Nike. Tiếp ngay sau đó, Nike tung ra một TVC quảng cáo với cảnh Jordan tung mình đập bóng với title “Ai nói con người không thể bay được?”. Đây cũng là hình ảnh biểu tượng cho tài năng huyền thoại của Jordan gắn liền với thương hiệu giày Nike.

5. Lưu ý khi quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Một số điểm lưu ý để các chiến dịch quảng cáo nhận dạng thương hiệu của bạn thành công dễ dàng hơn.

Tránh đối đầu với những thương hiệu quá mạnh

Việc đối đầu với thương hiệu quá mạnh trên thị trường có thể khiến bạn tiêu hao nhiều nguồn lực tài chính mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trường hợp tệ hơn nữa là thương hiệu của bạn có thể nhanh chóng bị đối thủ đè bẹp khi tài chính, kỹ năng quản trị thương hiệu và lực lượng phân phối còn hạn chế. Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp cần xác định khách hàng của mình, né tránh cạnh tranh để thâm nhập thị trường dễ dàng hơn.

Thương hiệu cần có giá trị và sự khác biệt

Doanh nghiệp cần tìm ra điểm đặc trưng cho thương hiệu của mình. Điều này sẽ giúp thương hiệu của bạn định vị được mình trên thị trường và trong lòng khách hàng.

Luôn thực hiện đúng và dài lâu những gì doanh nghiệp đã hứa

Quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Quảng cáo nhận dạng thương hiệu

Điều tối kỵ nhất của một thương hiệu là đưa ra lời hứa nhưng lại không thực hiện hoặc thực hiện không triệt để. Doanh nghiệp cần đảm bảo hành động đúng lời hứa của mình. Điều này không chỉ khẳng định sự uy tín mà còn thể hiện tiềm lực của thương hiệu giúp khách hàng tin tưởng và gắn bó với thương hiệu.

Xây dựng hệ thống phân phối trước khi tung chiến dịch marketing toàn diện

Hệ thống phân phối cần được xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng khi triển khai các chiến dịch marketing đồng bộ.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần thiết cho một chiến dịch quảng cáo nhận dạng thương hiệu. Việc triển khai xây dựng một thương hiệu sẽ có thay đổi phụ thuộc và đặc thù ngành và điều kiện riêng của doanh nghiệp. Để có chiến lược và kế hoạch hoàn hảo về quảng cáo nhận dạng thương hiệu, các doanh nghiệp nên liên hệ với các công ty quảng cáo lớn, có nhiều năm kinh nghiệm để được tư vấn về giải pháp.

Goldsun Media Group là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ chiến lược quảng cáo nhận dạng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp với Goldsun qua Hotline: 0904646699.

Bình luận
0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments