Khoan cắt bê tông – từ ngoài ngõ vào túi quần

Đăng bởi thuhuyen | Danh mục Tin tức sự kiện | 07/01/2015

(TBKTSG) – Khoan cắt bê tông dù gây bực dọc tới đâu cũng chỉ là dạng spam (tin rác) đường phố thô sơ, điều ám ảnh người ta nhất bây giờ là tin nhắn rác.

Với các ngôi nhà ở thành phố, cụm từ “khoan cắt bê tông” là một nỗi ám ảnh thực sự. Dù là Hà Nội hay TPHCM, dù trên một bức tường cũ mốc hay trắng tinh thơm mùi sơn mới, chỉ qua đêm, hàng loạt “con dấu” quảng cáo khoan cắt bê tông đã in lên nhan nhản. Chủ nhà có xót ruột cũng đành bấm bụng kiếm sơn quét lại, hoặc nếu phát oải thì đành bỏ mặc tường bẩn.

Nhưng kiểu “bom bẩn” khoan cắt bê tông này xét cho cùng chỉ lảng vảng ngoài ngõ. Và spam đường phố mới chỉ là ở dạng thô sơ nhất.

Đấy là spam ngoài ngõ. Còn nói là vào “túi quần”, vì giờ thì anh em chiến hữu của khoan cắt bê tông đã tìm được một “bờ tường” khác, luôn sát sàn sạt với hàng chục triệu người. Vật đó thường để trong túi áo, ba lô, cặp xách, nhưng có lẽ nhiều nhất là túi quần. Đó là chiếc điện thoại di động.

Cuộc sống riêng tư bị “khoan cắt” thế nào?

Tuy cùng mục đích, nhưng phương thức tiếp cận của hai kiểu quảng cáo nêu trên rất khác nhau. Người ta có thể nhăn mặt trước những dòng chữ cả đỏ cả xanh mà màu nào cũng rõ đậm trên tường nhà hay cột điện, rồi lắc đầu quay đi. Còn những cuộc gọi tiếp thị, và đặc biệt là các tin nhắn – phương thức phổ biến nhất của tin nhắn rác, thì không mấy ai có thể tránh cho nổi. Mà trong cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay, điện thoại di động dường như mới là thứ “vật bất ly thân” nhất với con người.

Từ khi các phương tiện kỹ thuật số trở nên thiết yếu, số điện thoại di động chính là số “quản trị” đời sống con người. Không phải sao? Từ giao dịch ngân hàng, cho tới các công cụ liên hệ như thư tín điện tử (phổ biến như Gmail hay Yahoo!), hầu như đều nhận diện người dùng bằng số điện thoại. Nói không quá, số điện thoại di động với không ít người đã gần đạt chức năng của “mã số định danh”, được người ta thuộc lòng còn hơn số chứng minh thư hay hộ chiếu.

Chính vì thế, cách tiếp thị sử dụng số điện thoại di động của đối tượng khách hàng tiềm năng trở nên một phương pháp trực tiếp nhất. Đã vậy lại còn tiện lợi đủ đường.

Thay vì phải rình mò đêm hôm, ngó trước nhìn sau như cánh quảng cáo khoan cắt bê tông sợ bị phát hiện bôi bẩn tường, rào, người ta có thể ung dung “tấn công” những chiếc điện thoại di động bất kể sáng trưa, chiều, tối, chỉ cần biết được số điện thoại mục tiêu. Về không gian tiếp cận, dù đội ngũ đóng dấu khoan cắt bê tông có thân pháp lanh lẹ và xảo diệu tới đâu chăng nữa, các con dấu ấy cũng không thể len lỏi được qua ngưỡng cửa nhà bạn, đóng lên phòng khách, phòng ăn hay lẻn… vào giường được.

Thậm chí so với bậc tiền bối là spam vào e-mail, tin nhắn điện thoại di động còn ưu việt hơn vì không thể tảng lờ, hay gom gom vài chục cái để nhấn xóa đi cùng lúc.

Sống chung với “rác” (tin nhắn di động)

Không ngạc nhiên khi trong năm 2014 này, tin nhắn rác trở nên một trong những vấn đề đời thường nghe qua tưởng lặt vặt mà lại vô cùng nóng bỏng. Giống như muỗi đốt, rõ ràng chiếc vòi con muỗi cắm vào da thịt không đau đớn là bao so với một con dao, nhưng nếu ngày nào bạn cũng bị vài chục nốt muỗi đốt, câu chuyện hoàn toàn khác.

Nếu thuở ban đầu, các tin nhắn quảng cáo phần nhiều đến từ chính các nhà mạng nhằm giới thiệu dịch vụ gia tăng của mình, thì nay vấn nạn này xuất hiện “thả dàn”. Từ nhà đất, ngân hàng, tới dịch vụ cải thiện tâm lý, sinh lý. Hết hiền lành mời chào kiểu “mở bán chung cư cao cấp 5 sao…” lại giật gân thô lỗ thông báo “mua ngay biệt thự Y, cơ hội duy nhất tháng 12…”. Cả chân chất quảng cáo sản phẩm, dịch vụ lẫn lừa đảo lột tiền từ các đầu số giả. Đủ cả.

Không chỉ nhắm đến các đại gia, thiếu gia lắm tiền nhiều của, số điện thoại di động ghi chi chít tại các câu lạc bộ ưu đãi khách hàng VIP, tin nhắn rác ngày càng mở tầm ngắm tới nhiều đối tượng hơn, cỡ nhân viên văn phòng hay tiểu thương. Lắm người thu nhập còn đang thấp thỏm không rõ nộp đơn mua căn hộ xã hội có được duyệt hay không thì nhận tin mời mua biệt thự kèm xe Mercedes.

Sự tràn lan của kiểu khoan cắt bê tông đời mới đã làm dấy lên lo ngại và bức xúc trong xã hội, song tới nay chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt. Người ta nói rằng các nhà mạng cũng có lợi ích trong hiện trạng bát nháo của tin nhắn rác. Có người nghi hoặc một cách đầy thông cảm rằng phải chăng do thất thu hàng ngàn tỉ đồng từ sự phổ biến của các ứng dụng OTT như Viber hay WhatsApp nên nhà mạng phải “cực chẳng đã” làm ngơ trước việc tin nhắn rác thả sức quấy rối số đông khách hàng của mình. Nói vậy e cũng không hợp lý, bởi ngay trên các dịch vụ OTT cũng không xuất hiện nhiều tin nhắn rác tới vậy, ngay cả khi họ miễn phí, trong khi các nhà mạng thu tiền đều đều của cả người gửi lẫn người nhận tin nhắn rác!

Dù là người kiên nhẫn, độ lượng tới mấy thì cũng phải ngán ngẩm trước tác hại của tin nhắn rác, nếu so với quảng cáo khoan cắt bê tông. Tin nhắn rác vào điện thoại di động luôn kèm theo báo hiệu, khiến người dùng nhiều khi nhầm tưởng với các tin nhắn mà họ cần. Tin nhắn rác chiếm tài nguyên bộ nhớ dành cho tin nhắn, chèn lấn các tin nhắn khác. Kể cả khi bạn không mở ra đọc, xóa ngay, thì thời gian dành cho xóa tin của bạn, nhân với thời gian hàng triệu người phải làm việc tương tự, đã lãng phí không hề nhỏ.

Trong khi chưa biết cách nào chấm dứt vấn nạn này, người dùng điện thoại di động chọn cách sống chung với nó. Giống như chuyện dùng Google thì chấp nhận bị ghi lại các thông tin bạn tìm kiếm, dùng Facebook không cẩn thận thì ảnh hưởng tới gia đình, bạn bè vậy. Với tin nhắn rác, có vẻ như người ta còn phải chịu đựng dài dài. Khiếu nại thông tin cá nhân bị rò rỉ? Mua phần mềm chặn tin nhắn? Nghe chừng chưa có giải pháp nào hữu hiệu cả.

Nhiều người nói dường như “quyền” duy nhất của người dùng điện thoại di động “phản kháng” lại các chủ nhân của tin nhắn rác là không sử dụng món hàng được tin nhắn rác giới thiệu. “Đẳng cấp 6 sao gì mà quảng cáo như khoan cắt bê tông ở cột điện vậy”, có người thốt lên khi nhận tin nhắn bất động sản thứ 30 trong ngày và gằn giọng, “cần mua tui cũng không gọi những số điện này”.

Thậm chí, có những người trở nên ác cảm với những doanh nghiệp được nên tên trong tin nhắn rác. Bao nhiêu công vun đắp cho thương hiệu phút chốc trở nên vô dụng.

Nhân đây, xin kể một câu chuyện vui được xem như kinh điển trong lĩnh vực marketing (tiếp thị) về vai trò của việc kiểm soát thông điệp phù hợp với mục tiêu.

Trong bữa tiệc cuối năm, anh chàng nọ nhìn thấy một cô gái hấp dẫn bước vào phòng. Chàng tới gần, cởi áo khoác cho nàng treo lên mắc, đi lấy rượu mời nàng uống. Sau vài ly, chàng ghé tai nàng thầm thì: Em biết không, anh là người rất biết “chiều” phụ nữ đấy.

Đó là tiếp thị trực tiếp (direct marketing).

Cùng kịch bản đó, thấy cô gái xuất hiện, chàng không tiến lại mà nhóm bạn của chàng vây lấy nói chuyện.

Rồi một người chỉ chàng (đứng xa xa) và bảo: Em biết không, “anh ấy” là người rất biết “chiều” phụ nữ đấy.

Kiểu tiếp cận này là quan hệ công chúng (PR – public relations).

Một cách khác, chàng kia tìm cách lấy số điện thoại từ danh sách khách mời của bữa tiệc, sau đó gọi điện cho nàng, làm quen và tán tỉnh, rồi thổ lộ: Em biết không, anh là người rất biết “chiều” phụ nữ đấy. Đó được gọi là “bán hàng qua điện thoại” (tele-marketing).

Cách này hữu hiệu trong nhiều hoàn cảnh. Chỉ có điều, xác suất thành công thường sẽ không cao, nếu giọng thầm thì qua điện thoại có ngữ âm không chuẩn, ví dụ: “Em biết không, anh nà người rất biết “chiều” phụ lữ đấy”.

Tin nhắn rác, cũng như phần nhiều cuộc gọi tiếp thị trên thị trường Việt Nam, đáng tiếc lại đang mắc những lỗi truyền thông không hơn gì quảng cáo khoan cắt bê tông.

Bình luận

Bình luận đã bị đóng.

Galabet
Evden eve taşımacılık
Nakliyat
Evden eve
Şehirler arası nakliyat
Evden eve nakliyat
Free Porn
xbporn

Bonusum bonusum.com betting sites offering trial bonuses deneme bonusu
deneme bonusu padişahbet padişahbet padişahbet
Free Porn
Cialis
Cialis Fiyat
Free Porn
Cialis
Cialis Fiyat